Hi bạn,
Nếu bạn cần phải giao tiếp tiếng Anh sau 2-3 tuần nữa để đi du lịch nước ngoài thì đâu là cách học hiệu quả nhất?

Sau đây là 3 BƯỚC ĐƠN GIẢN giúp bạn tiết kiệm thời gian của mình rất nhiều:

- BƯỚC 1: xác định chủ đề ưu tiên học trước.
Hãy tưởng tượng bạn du lịch ở nước ngoài 4-5 ngày thì đâu là những chủ đề bạn thường xuyên phải phải giao tiếp?

Theo nguyên lý 80/20 thì 20% nỗ lực của chúng ta sẽ giải quyết 80% công việc. Việc xác định đúng chủ đề để ưu tiên giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc học tiếng Anh. 

Hãy dành 5-10 phút để hình dung về chuyến đi của bạn để dự đoán trước những tình huống mà bạn nhất định sẽ gặp, ví dụ: check in ở sân bay, đặt phòng khách sạn, order thức ăn, hỏi đường...(Gợi ý ở cuối bài)

- BƯỚC 2: xác định những việc cần làm với từng chủ đề:
Từ vựng và mẫu câu: như bạn biết, từ vựng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong giao tiếp. Bạn có thể không giỏi ngữ pháp nhưng từ vựng thì nhất định phải học.

Ngoài việc học nghĩa của từ, bạn cần phải biết từ đó được phát âm như thế nào và được sử dụng trong tình huống nào. Có như vậy thì bạn mới có thể sử dụng thành thạo trong giao tiếp.

Ngoài ra, bạn nên học những mẫu câu thường dùng (expression) với từ vựng đó nhằm gia tăng khả năng phản xạ và tránh việc sử dụng tiếng Anh theo “phong cách Việt Nam”.

Tiếp theo, bạn cần chú ý cách ngắt nhịp của câu, từ nào nhấn từ nào không nhấn trong câu. Ngoài ra, cuối câu lên giọng hay xuống giọng cũng rất quan trọng. Nếu bạn vô tình lên giọng ở cuối câu người ta sẽ hiểu bạn đang hỏi câu hỏi Yes/No thay vì câu khẳng định. Thêm vào đó, bạn cũng cần chú ý đến những nối âm có thể xảy ra trong câu khi nói nhanh.

Hãy tập đọc đi đọc lại bài đàm thoại nhiều lần để có thể nói lưu loát hơn.

Sau đó, hãy nghiên cứu các điểm ngữ pháp trong bài đàm thoại đó hoặc những cách nói thay thế nhằm giúp bạn linh hoạt hơn trong cách diễn đạt của mình.

Một điều cũng khá quan trọng đó là bài đàm thoại đó sử dụng trong ngữ cảnh formal (trang trọng) hay informal (ít trang trọng)

- BƯỚC 3: thường mọi người hay quên bước này.
Cuối cùng, hãy nhắm mắt lại hình dung (visualize) ngữ cảnh mà bài đàm thoại này diễn ra và đóng vai một nhân vật trong bài đàm thoại. Điều này giúp bạn đưa bài đàm thoại đến gần thực tế hơn và do đó khi gặp tình huống thực tế bạn sẽ phản xạ nhanh hơn.

Chúc bạn thành công!
Jimmy Ha.
=======================
TUY NHIÊN, BẠN KHÔNG CẦN PHẢI TỐN NHIỀU THỜI GIAN VẬY ĐÂU
Dựa trên triết lý này, tôi và Krista đã dành GẦN 1 NĂM để biên soạn quyển sách 22 CHỦ ĐỀ GIAO TIẾP TIẾNG ANH GIỌNG MỸ với tất cả những yếu tố nêu trên.

Quyển sách là hành trang không thể thiếu cho những ai chuẩn bị du lịch, du học hay định cư nước ngoài. Click vào đây để tham khảo.

 Sách 22 chủ đề giao tiếp tiếng Anh giọng Mỹ - Ca sĩ Ngọc Phạm bà xã Danh Ca Jimmii Nguyễn
 
TẠI SAO NHẤT ĐỊNH BẠN PHẢI SỞ HỮU QUYỂN SÁCH NÀY?
- CÓ SẴN CÁC MẪU CÂU THÔNG DỤNG:
Trong mỗi chủ đề, quyển sách cung cấp các mẫu câu thông dụng để bạn có thể lặp đi lặp lại mà không cần quan tâm đến các quy tắc ngữ pháp phức tạp. Bạn chỉ đơn giản thế từ mới vào các mẫu câu này để tạo thành nhiều câu khác nhau.

- CÓ PHIÊN ÂM QUỐC TẾ THEO GIỌNG MỸ:
Đây là quyển sách duy nhất trên thị trường đến thời điểm hiện tại có phiên âm quốc tế theo giọng Mỹ cho tất cả 113 bài đàm thoại. Đặc biệt, một từ được phiên âm theo dạng mạnh hoặc yếu tùy tình huống thực tế. Điều này giúp bạn không bị gián đoạn việc học của mình để tra từ điển.

- CÓ NGỮ ĐIỆU VÀ NGẮT NHỊP CÂU:
Như bạn biết đấy, ngữ điệu chiếm 38% hiệu quả của giao tiếp. Sở dĩ hai người Việc thuộc hai miền khác nhau khó hiểu nhau nguyên nhân chủ yếu là do ngữ điệu khác nhau. Do đó, từng câu trong các bài đàm thoại đều được ngắt nhịp và đề nghị vị trí nhấn. Chính vì vậy, bạn sẽ biết mình nên lên giọng và xuống giọng chỗ nào; và do đó cách nói tiếng Anh của bạn hấp dẫn, lôi cuốn và hiệu quả hơn.

- CÓ NỐI ÂM VÀ BIẾN ÂM ĐỀ NGHỊ:
Có khi nào bạn nghe người nước ngoài nói và tưởng đâu đó là một từ mới nhưng khi viết ra thì toàn là những từ quen thuộc được đọc liền với nhau?

Chắc là có...

Quyển sách '22 chủ đề giao tiếp tiếng Anh giọng Mỹ' có ghi chú từng trường hợp nối âm và biến âm cụ thể giúp bạn nói tiếng Anh suôn sẻ và mềm mại hơn. Một khi bạn quen với nối âm, bạn có thể cải thiện đáng kể kỹ năng nghe của mình; đặc biệt là khi người khác nói nhanh và câu dài.

- CÓ TẶNG KÈM CD GIỌNG MỸ CHUẨN:
Toàn bộ các bài đàm thoại đều được ghi âm tại phòng thu chất lượng cao bởi người bản xứ Mỹ giọng chuẩn. Chất lượng âm thanh cực tốt cùng với tốc độ nói vừa phải bạn có thể chép lên điện thoại và học mọi lúc mọi nơi.

- CÓ CHÚ THÍCH NGÔN NGỮ (LANGUAGE NOTES):
Mỗi bài đàm thoại đều có chú thích ngôn ngữ về cách dùng của những từ hoặc những cụm từ mới. Đặc biệt, có sự so sánh giữa tiếng Anh người Anh và tiếng Anh người Mỹ trong một số trường hợp. Điều này giúp bạn hiểu rõ một từ, một cụm từ hay một câu được sử dụng trong ngữ cảnh nào.

- CÓ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TRANG TRỌNG CỦA BÀI ĐÀM THOẠI:
Tất cả các bài đàm thoại đều có đánh giá mức độ trang trọng theo thứ tự từ thấp đến cao. Điều này giúp bạn biết được một câu nói được sử dụng trong tình huống nào.

Một lần nữa, hãy click vào đây để tìm hiểu về quyển sách tự học giao tiếp tiếng Anh cấp tốc giọng Mỹ tuyệt vời này.
 
P/S: nếu thấy bài viết hay, hãy giúp chúng tôi CHIA SẺ bài viết này để cùng chúng tôi thực hiện sứ mệnh NÂNG TẦM NGƯỜI VIỆT TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ. Cảm ơn bạn!

Những người tự tin với tiếng Anh sẽ có nhiều cơ hội để thăng tiến, học hỏi và phát triển sự nghiệp hơn những người chưa giỏi ngôn ngữ này. Tuy nhiên, phần lớn người đi làm vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi phải giao tiếp bằng tiếng Anh.

3 bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả hơn!


"Người đi làm vẫn còn gặp nhiều vấn đề với tiếng Anh"

Theo khảo sát "Chênh lệch lương giữa nhân viên giỏi tiếng Anh và nhân viên không giỏi tiếng Anh của TITA Research tại Việt Nam, nhân viên giỏi tiếng Anh có lương cao hơn từ 8-10%. Quản lý giỏi tiếng Anh lương cao hơn 14-17%. Giám đốc giỏi tiếng Anh kiếm được nhiều tiền hơn 16-22%.

Thực tế, những người giỏi tiếng Anh có cơ hội được công tác hay tu nghiệp nước ngoài nhiều hơn. Họ có cơ hội thăng tiến nhiều hơn.

Tiếng Anh quan trọng là thế. Nhưng không ít người đi làm vẫn gặp khó khăn trong việc nói lưu loát, đọc thông, viết thạo, ngôn ngữ này.

Theo ông ý kiến một chuyên gia đào tạo tiếng Anh có tiếng tại HCM: "Người đi làm thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp tiếng Anh lưu loát và hiệu quả. Nguyên nhân một phần là do lịch làm việc bận rộn khiến họ khó sắp xếp thời gian, cũng như chuẩn bị tâm thế tập trung hoàn toàn cho việc học tiếng Anh. Ngoài ra, môi trường học thiếu hứng thú và tương tác cũng làm giảm hiệu quả học tập".

Bí quyết học tiếng Anh hiệu quả cho người lớn bận rộn
Theo ông Mark Johnson, bên cạnh việc chọn được môi trường học, phương pháp học phù hợp, động lực để theo đuổi đến cùng việc học tiếng Anh là điều vô cùng quan trọng. Vì bạn rất dễ bỏ cuộc giữa chừng, hoặc tạm gác lại việc học để ưu tiên các hoạt động khác trong cuộc sống nếu thiếu động lực.

Dưới đây là 3 lời khuyên của ông:

Đặt mục tiêu cụ thể cho việc học tiếng Anh
Cách này giúp bạn luôn đi đúng hướng, cũng như có động lực để không từ bỏ giữa chừng. Bạn nên đưa ra mục tiêu cuối cùng muốn đạt được khi học tiếng Anh. Sau đó, liệt kê các mục tiêu ngắn hạn hơn để thực hiện từng bước dự định của mình.

Ví dụ, với mục tiêu lớn của bạn là tự tin giao tiếp với người nước ngoài sau 1 năm học. Bạn nên chia nhỏ mục tiêu này thành các bước như nghe thành thạo trong bao lâu, giỏi phát âm và ngữ điệu trong mấy tháng, giao tiếp lưu loát khi nào...

Trong quá trình xác lập mục tiêu, nên tránh việc đặt kì vọng quá cao và thiếu cơ sở để tránh bị nản chí và bỏ cuộc khi học thực tế. Nên nhờ các thầy cô tư vấn để có được lộ trình học phù hợp nhất với trình độ và mục tiêu.

Nghiêm khắc với bản thân hơn
Bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho việc học tiếng Anh và duy trì. Ví dụ, mỗi ngày bạn dành 2 tiếng để học tiếng Anh, có thể là buổi tối sau khi đi làm về. Bạn duy trì thói quen bằng cách chuyển điện thoại qua chế độ im lặng, hạn chế các lời mời gặp gỡ trong khung giờ học. Chỉ hoãn hoặc dời lịch học trong trường hợp thật sự cần thiết. Cách này giúp bạn có được sự tập trung cần thiết,hình thành thói quen cũng như kỉ luật học tập.

Tìm niềm vui trong việc học tiếng Anh
Bạn không nên học tiếng Anh đúng một kiểu trong mọi giờ học, ngày học mà nên đổi mới cách, không gian học liên tục để tạo cảm hứng cho mình.

Ví dụ, hôm nay bạn học nhiều về từ vựng. Ngày mai thử sức với một bài kiểm tra ngữ pháp, hoặc học các mẫu câu giao tiếp qua một clip vui nhộn...

Ngoài ra, nên tham gia các trò chơi, lớp học tình huống hoặc các buổi học ngoại khoá bằng tiếng Anh để có thể "sống" với ngôn ngữ này.

Chúc bạn thành công!
Giọng Mỹ thực sự có lâu đời hơn giọng Anh (the U.K accent). Giọng Mỹ như chúng ta biết ngày nay là giọng nói ban đầu được nói bởi những người định cư đầu tiên đổ bộ vào miền đất mà bây giờ được gọi là Hoa Kỳ.



Khoảng thế kỷ 19 ở Vương quốc Anh, các tầng lớp cao cấp muốn có một cách để phân biệt mình với người nghèo. Cuối cùng, giọng họ phát triển lan rộng khắp khu vực (mọi người luôn muốn giống người giàu). Kết quả là chúng ta có giọng Anh như chúng ta biết ngày hôm nay, và đó là lý do tại sao nó nghe khác so với giọng Mỹ ngày nay.

Đặc điểm chính khiến giọng Mỹ khác so với giọng Anh là giọng Mỹ /r/ được chú trọng nhiều hơn (rhotic speech). Cụ thể là, người Mỹ phát âm “r” trong những từ như “hard” (har-d). Trong khi đó, một số giọng khác bỏ âm “r” này và sẽ phát âm từ “hard” là / hɑ:d/.

Dĩ nhiên cũng có vài ngoại lệ. Một vài người Mỹ ở vùng New England của Mỹ như Boston, Massachusetts cũng bỏ qua âm /r/ này.

Những đặc điểm khác của giọng Mỹ bao gồm
  • Âm “a” ngắn nổi bật trong những từ như “man” và “cat”
  • Việc sử dụng nguyên âm không tròn miệng trong các từ như “lot” (được phát âm là “lɑ:t”)
  • Bỏ bớt từ. Người nói tiếng Anh Mỹ có thể dùng các câu rút gọn. Ở Anh, điều này ít phổ biến hơn. Ví dụ:
Jim: “Are you going to the store on your way home?”
Jan: “I could. What you need?” (I could go to the store. What do you need?)
 
Đây là những lỗi ngữ pháp phổ biến mà người học tiếng Anh, dù người mới bắt đầu cho hay những người đã học tiếng Anh lâu năm, thường mắc phải. Sau đây là những giải thích ngắn gọn và mẹo giúp bạn tránh 15 lỗi tiếng Anh phổ biết này.

“Everybody are happy.”
Những từ như everybody, somebody, anybody, nobody thật sự luôn là số ít, KHÔNG phải số nhiều. Mặc dù “everybody” đề cập đến nhiều người, nhưng theo sau nó là một động từ số ít – do đó câu đúng là Everybody is happy.
“I’ll explain you the problem.”
Câu này có 2 tân ngữ – tân ngữ trực tiếp (the problem) và tân ngữ gián tiếp (you). Sau explain, chúng ta cần dùng to trước tân ngữ gián tiếp – người mà chúng ta sẽ giải thích cho họ. Thêm nữa, thông thường thì tân ngữ trực tiếp được đặt trước, do đó câu đúng là I’ll explain the problem to you.
“I have the possibility to study in Canada next year.”
Với “have,” chúng ta dùng từ opportunity, chứ không phải possibility – do đó câu đúng là I have the opportunity to study in Canada next year. Từ possibility thì thường được dùng nhiều hơn với “There is…,” ví dụ như: “There’s a possibility I  may study in Canada next year.”
“I think she doesn’t like tomatoes.”
Mặc dù không có quy tắc ngữ pháp cụ thể nào trong trường hợp này, nhưng cách nói thông dụng vẫn là I don’t think she likes tomatoes.
“If I will see John later, I’ll give him the message.”
Mặc dù cả hai sự việc đều ở lương lai, câu này nên chia theo dạng câu điều kiện loại 1– If I see John later, I’ll give him the message.

“Do you want that I make breakfast?”
“That” không thường dùng sau từ “want.” Câu đúng là: Do you want me to make breakfast?
“I’m thinking to buy a new car.”
“To + infinitive” không được dùng sau “think,” do đó câu đúng là: I’m thinking of buying a new car hoặc I’m thinking about buying a new car.
“They enjoyed the baseball game despite of the rain.”
“Despite” và “in spite of” có nghĩa giống nhau, và nhiều người học tiếng Anh nhầm lẫn giữa chúng. Sau “despite,” chúng ta sẽ không bao giờ dùng “of.” Câu đúng nên là “They enjoyed the baseball game despite the rain hoặc They enjoyed the baseball game in spite of the rain.
“My ten-years-old daughter loves to dance.”
Khi tuổi đi sau ‘to be’ ví dụ như “is,” thì bạn dùng dạng số nhiều “years old”: “My daughter is ten years old.” Nhưng tuổi này trong danh từ kép, trước danh từ với vai trò như là tính từ thì bạn phải dùng dạnh số ít year, không dùng years – My ten-year-old daughter loves to dance.
“Our house is near to the beach.”
“Near” và “close to” có nghĩa giống nhau, nhưng “to” sẽ không bao giờ được sử dụng sau “near.” Câu đúng là Our house is near the beach” hoặc Our house is close to the beach.
“I like very much soccer.”
Chúng ta thường không đặt “very much” giữa một động từ (like) và tân ngữ của nó (soccer). Câu đúng là, I like soccer very much. Tuy nhiên, trong tiếng Anh nói, cách nói thông dụng vẫn là I like soccer a lot hoặc I really like soccer.
“Gary gave to Joan the keys.”
Giống “explain” trong ví dụ trên, “give” có 2 tân ngữ – tân ngữ gián tiếp (Joan) và tân ngữ trực tiếp (the keys). Bạn có thể nói câu này theo hai cách: Gary gave Joan the keys hoặc “Gary gave the keys to Joan.
“She asked me where do I work.”
Đây là phần khó nhất của tiếng Anh – câu tường thuật. Trong câu hỏi tường thuật, chúng ta không sử dụng trợ động từ do/does/did – do đó câu đúng là, She asked me where I work.
“They left without say goodbye.”
Khi bạn sử dung động từ sau liên từ và giới từ như after, before, since, when, while, without, instead of, và in spite of, thông thường nó sẽ ở dạng -ing. Do đó, câu đúng là They left without saying goodbye.
“I need to finish this project until Friday.”
Dùng until để nói về tình trạng sẽ tiếp tục cho đến một thời điểm nhất định, ví dụ: “I’m staying in the city until June.” Hãy sử dụng by để nói về hành động hoặc sự kiện sẽ xảy ra trước một thời điểm tương lai. By thường được dùng với các hạn chót (deadlines), do đó câu đúng sẽ là, I need to finish this project by Friday.
THAM KHÓA KHÓA HỌC LÀM CHỦ NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TẠI ĐÂY.
Tiếng Anh thường được cho là một trong những ngôn ngữ khó học. Điều này là do một số lý do: 1) từ trong tiếng Anh thường được phát âm khác với cách viết, 2) mặc dù có các quy tắc để phát âm, có nhiều ngoại lệ cho các quy tắc này và 3) một số loại từ (số nhiều bất quy tắc, động từ bất quy tắc) thay đổi hoàn toàn và không tuân thủ các quy tắc ngữ pháp (ex: goose-geese, see-saw)



Do có nhiều ngoại lệ đối với các quy tắc ngữ pháp và cách phát âm, nên người học phải cố gắng ghi nhớ nhiều từ ngữ và hình thức ngữ pháp. Điều này tạo ra một ngôn ngữ có thể rất khó để làm chủ!

Tiếng Anh Mỹ tiêu chuẩn được coi là giọng chuyên nghiệp của ngôn ngữ và không tồn tại một cách tự nhiên ở Hoa Kỳ. Đây là giọng nói được dạy cho các diễn giả chuyên nghiệp, chẳng hạn như các phát thanh viên đọc tin tức, người nói trước công chúng, diễn viên, v.v. Khu vực của Hoa Kỳ có giọng gần nhất với tiếng Anh Mỹ chuẩn (hoặc "trung lập") được coi là vùng Trung Tây, gần Michigan.

Không phải ai nói tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai đều có Accent (tạm dịch là vẫn còn nặng giọng mẹ đẻ). Học một ngôn ngữ mới dễ dàng đối với trẻ nhỏ và trẻ em dưới 12 hoặc 13 tuổi. Điều này là do một phần của bộ não chịu trách nhiệm về việc học ngôn ngữ chưa được phát triển đầy đủ cho đến những năm đầu tuổi teen. Khi chúng ta già đi, việc học một ngôn ngữ mới trở nên khó khăn hơn. Do đó, một người lớn học tiếng Anh sẽ luôn có một số giọng rất nặng giọng tiếng mẹ đẻ. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như: độ tuổi bắt đầu học tiếng Anh, sự dễ dàng trong việc học ngôn ngữ mới và mức độ tiếp xúc của cá nhân đó với tiếng Anh.

Chúng ta thường có thể biết được một người đến nhờ vào giọng của họ. Điều này là do mỗi ngôn ngữ có hệ thống âm thanh và các mẫu ngữ điệu riêng. Khi một người học một ngôn ngữ mới, một cách tự nhiên họ lấy hệ thống âm thanh và các mẫu ngữ điệu trong tiếng mẹ đẻ theo. Họ cố gắng so trùng các âm thanh trong ngôn ngữ mới với các âm thanh trong tiếng mẹ đẻ của họ. Bởi vì ngôn ngữ mới hiển nhiên chứa một số âm thanh khác với âm thanh trong ngôn ngữ mẹ đẻ, nên việc so trùng âm thanh thể chính xác. Điều này tạo nên accent và cũng chính là lo do mà chúng ta có thể xác định ngôn ngữ mẹ đẻ của một người thông qua giọng của anh ta. Ví dụ, chúng ta có thể dễ dàng chỉ ra một người nói giọng Tây Ban Nha khi nói tiếng Hoa nhờ vào sự khác nhau về âm thanh và các mẫu ngữ điệu.

Có một số âm thanh xuất hiện thường xuyên trong tiếng Anh và ảnh hưởng đến giọng Mỹ nhiều hơn những âm thanh khác. Âm “r” là một trong những âm này, và có lẽ là âm đáng chú ý nhất. Nó xuất hiện trong tiếng Anh với vai trò là nguyên âm và phụ âm. Có vẻ như âm"r" có mặt khắp mọi nơi.  Âm “r” trong tiếng Anh Mỹ nghe như “er” và được tạo nên bằng cách tròn môi và nâng phần giữa lưỡi lên cao vào phía trong miệng. Lưỡi cong lên nhưng không chạm vòm trên của miệng. Trong nhiều ngôn ngữ khác, âm “r” được tạo ra bằng cách giữ môi thẳng và đặt đầu lưỡi sau răng cửa hàm trên, do đó nghe nó giống âm “d” rất nhanh hoặc nhiều âm “d” liên tục với nhau. Bởi vì âm “r” này nghe rất khác so với tiếng Anh Mỹ, nên người nghe cần nhiều thời gian hơn để xử lý và thông dịch sự khác nhau này để có thể hiểu được tiếng Anh giọng Tây Ban Nha, Nga và Ả Rập.

Những phụ âm khác có ảnh hưởng lớn đối với tiếng Anh giọng Mỹ bao gồm “t”, “d”, “th”, “w”, và “v”.

Mục tiêu Chuẩn Giọng không nhất thiết là phải loại bỏ giọng cũ, mà nhằm để cải thiện cách nói tiếng Anh để nó trở nên rõ ràng và dễ hiểu. Điểm mấu chốt là giọng (accent) không nên cản trở giao tiếp, và cá nhân sẽ cảm thấy tự tin khi nói trong bất kỳ tình huống nào.


Click vào đây để tham khảo thông tin khóa học chuẩn giọng tại Emas.
Chào bạn,

Bạn có thường xuyên quên từ vựng mới không?

Thật bực mình khi đã cố gắng học rất chăm chỉ… và sau đó bạn phát hiện ra là bạn quên hầu hết những từ đã học chỉ sau vài hôm. Có thể bạn cảm thấy bản thân mình chẳng tiếng bộ gì cả sau quá trình cố gắng của mình.

Tuy nhiên, có một cách đã được khoa học chứng minh là có thể giúp bạn nhớ từ vựng tốt hơn rất nhiều.

Hãy để tôi nói bạn nghe về cuộc thử nghiệm thú vị này. Sauk hi áp dụng nhiều cách học khác nhau, các sinh viên sau đó được kiểm tra khả năng nhớ bài vào 3 ngày sau đó.

  • Khi bài giảng chỉ được nói (giảng viên không ghi ra), sinh viên nhớ khoảng 20% nội dung mà họ đã học.
  • Khi bài giảng chỉ được viết ra (sinh viên chỉ đọc chữ), mọi thứ còn tệ hại hơn – sinh viên chỉ có thể nhớ khoảng 10% những gì họ đã đọc.
  • Nhưng khi bài giảng vừa được nghe và có hình ảnh trực quan, các sinh viên nhớ được 65% nội dung sau 3 ngày. Đó thật sự là một cải thiện đáng kể!
Có nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra rằng hình và tranh ảnh giúp bạn nhớ những gì bạn học một cách hiệu quả hơn. Não của chúng ta xử lý hình ảnh nhanh gấp 60,000 lần so với xử lý chữ viết, và chúng ta nhớ thông tin trực quan lâu hơn.




Vậy, điều này giúp gì cho việc cải thiện từ vựng của bạn?

Khi học tiếng Anh, hầu hết người học chỉ học chữ, chữ và chữ. Họ đọc những danh sách từ vựng dài và cố nhớ chúng. Cách học này thật nhàm chán và chẳng hiệu quả chút nào!

Học từ vựng qua hình ảnh có rất nhiều lợi ích:

  • Bạn hiểu từ nhanh hơn và nhớ lâu hơn
  • Bạn học các liên kết trực tiếp hình ảnh với từ tiếng Anh mà bạn học
    (chứ không phải dịch từ tiếng Việt sang)
  • Học với hình ảnh hình hấp dẫn hơn so với chữ  :-)
Click vào đây để tải ngay quyển từ điển hình ảnh được sắp xếp theo chủ đề giúp bạn cải thiện đáng kể hiệu quả học từ vựng của mình.