Rất nhiều người học tiếng Anh cho rằng mình phát âm tốt bởi các giáo viên ít khi phải sửa lỗi và những người khác vẫn hiểu. Họ cho rằng không cần quan tâm tới phát âm. Đây có thể là sai lầm lớn.

Sự thật khi học tiếng Anh trong nước, bạn không bị sửa không có nghĩa là phát âm của bạn chính xác. Việc bạn không bị sửa thực ra bắt nguồn từ 2 thực tế:
Thứ nhất, phần lớn giáo viên bỏ qua những lỗi phát âm của học viên và chỉ ngắt lời khi không thể hiểu đang nói gì. Lý do là thời gian học trên lớp của học viên quá ít, giáo viên không thể sửa phát âm cho từng người. 
Thứ hai, phần lớn giáo viên thường không biết phải giúp học viên phát âm kém như thế nào. Và hậu quả học phát âm là phần bị bỏ bê nhiều nhất khi học ngoại ngữ nói chung, tiếng Anh nói riêng.
Ngoài ra, nếu bạn là người Việt Nam và cùng lớp cũng là người Việt thì cho dù có phát âm chưa đúng thì người kia vẫn sẽ hiểu. Vì các bạn cùng mắc lỗi phát âm giống nhau.
Sự thật nữa là phát âm của bạn có thể khác rất nhiều so với người bản xứ, và nó là rào cản lớn cho giao tiếp. Nếu bạn tin rằng phát âm của mình tốt để giao tiếp thì hãy thử đi nước ngoài và nói chuyện với người bản xứ. Bạn sẽ thấy vô cùng ngạc nhiên là dù học giỏi nhất lớp môn tiếng Anh thì ra nước ngoài, trong thời gian đầu, những người bản xứ sẽ chỉ hiểu được khoảng 50% những gì bạn nói.
ngo-nhan-khi-hoc-tieng-anh-phat-am-khong-quan-trong
Bạn cần phải nói chuyện với người nước ngoài ở nước của họ. Ảnh: pda.vn
Vậy làm thế nào để đảm bảo rằng khi bạn nói tiếng Anh, người bản xứ sẽ hiểu? Nếu vấn đề không nằm ở cách diễn đạt của bạn, nó chắc hẳn là phát âm.
Nếu cách phát âm tiếng Anh của bạn quá khác biệt với người bản xứ, trong giao tiếp, họ sẽ phải căng tai ra để nghe hiểu bạn đang nói gì. Điều này chẳng mấy thoải mái và có thể là lý do khiến họ ngại nói chuyện với bạn.
Nếu chưa từng nói chuyện với người bản xứ ở đất nước của họ, đừng vội nghĩ rằng phát âm của bạn tốt. Những giáo viên dạy tiếng Anh của bạn ở Việt Nam, kể cả là người bản xứ, đã quá quen với cách nói tiếng Anh của người Việt Nam, do đó có thể hiểu bạn dễ dàng.
Mục tiêu của bạn là nói tiếng Anh để có thể giao tiếp với tất cả mọi người trên thế giới, kể cả người bản xứ ở nước của họ, do đó hãy dành thời gian trong quỹ tiếng Anh của mình cho phát âm. Nó sẽ giúp bạn rất nhiều về sau này.
Nguyễn Xuân Quang

[vnexpress.net] Từng sợ hãi mỗi khi đến giờ học tiếng Anh, nhưng nay có thể chinh phục được 3 ngoại ngữ là tiếng Anh, Trung, Nga, chị Lại Hà Giang chia sẻ hai lý do khiến chị cũng như nhiều học sinh Việt Nam dốt ngoại ngữ.

VnExpress giới thiệu bài viết của tác giả Lại Hà Giang, huấn luyện viên trong lĩnh vực làm cha mẹ/parenting tại Singapore.
Tôi từng nghĩ rằng mình không có khả năng học ngoại ngữ. Tôi vẫn nhớ cảm giác chán nản và sợ hãi mỗi khi đến tiết học tiếng Anh thời phổ thông. Đến bây giờ, khi đã chinh phục được 3 ngoại ngữ Anh, Trung, Nga chỉ trong khoảng thời gian 1-2 năm, tôi nhận ra mình có năng khiếu học ngoại ngữ. Trở về quá khứ để trả lời câu hỏi: “Tại sao mình từng sợ học tiếng Anh đến vậy?”, tôi đã tìm ra được 2 nguyên do chính khiến tôi mắc bệnh “dốt ngoại ngữ”, “dốt tiếng Anh”.
Nguyên nhân thứ nhất, nội dung giảng dạy tiếng Anh trong sách giáo khoa vô cùng nhàm chán, phương pháp dạy học thụ động. Tiếng Anh thời phổ thông trong ký ức của tôi quanh đi quẩn lại chỉ là mấy cấu trúc câu quen thuộc “Hi, Hello, How are you?/I am fine, thank you. And you?”, “What is this?/ This is…”. Chắc vì nội dung lặp đi lặp lại qua các lớp, các cấp học như vậy nên giáo viên cũng chán và nản luôn, chẳng buồn tích cực sáng tạo, đổi mới, nâng cao năng lực để đưa ra những bài giảng chất lượng và hấp dẫn cho các lứa học trò.
Ngày ấy, với tôi, ngữ pháp tiếng Anh quả là ma trận vô cùng phức tạp và rối rắm. Cả một năm trời mà học vẫn không nổi 12 thì trong tiếng Anh. Sau này, khi tự học tiếng Anh, tôi chỉ mất khoảng 2-3 ngày để tự đọc, tự ghi chép, hệ thống lại bằng cột bảng để phân biệt sự giống và khác nhau trong công thức, cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết của 12 thì này. Từ đó, tôi nhận ra, ngữ pháp tiếng Anh vô cùng đơn giản. Học tiếng Anh cũng dễ hơn rất nhiều so với học tiếng Trung và tiếng Nga.
Theo tôi, để học sinh có sự khởi đầu tốt với chương trình tiếng Anh phổ thông, nội dung giảng dạy ngữ pháp cần được đơn giản hóa bằng cách giới thiệu cho các con bức tranh lớn, sau đó đi vào chi tiết các phần, mục trong sự đối chiếu, so sánh. Nội dung phần nghe - nói cần được đa dạng hóa và mang tính kế tiếp, liên tục. Tâm lý học sinh thường rất hiếu kỳ, thích thú với những điều mới lạ và mong muốn được thể hiện bản thân. Do vậy, các bài đọc hiểu nên đề cập đến vấn đề mang tính thời sự, toàn cầu, các bài luận, thuyết trình cần khuyến khích học sinh thể hiện quan điểm cá nhân.
Tính sáng tạo, tư duy phản biện và cá tính độc đáo của học sinh sẽ phát huy khi áp lực về điểm số, áp lực của những bài kiểm tra 15 phút hay 45 phút (một tiết) được loại bỏ. Các bài kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút nên thay bằng bài luận cá nhân để học sinh được thể hiện chính kiến hoặc chia sẻ câu chuyện cá nhân của mình. Các bài kiểm tra một tiết nên được thay thế bằng bài thuyết trình theo nhóm về một chủ đề, đề tài do giáo viên đưa ra hoặc do học sinh tự chọn. Các bài thuyết trình này sẽ giúp học sinh học được rất nhiều, không chỉ tiếng Anh, mà còn rèn luyện được các kỹ năng quan trọng khác như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng nghe - nói, kỹ năng trình bày vấn đề…
Với nội dung cùng phương cách dạy và học như vậy, tôi tin chắc rằng, học trò sẽ vô cùng hứng thú với những tiết học tiếng Anh trong nhà trường. Ở đó, các con được tự do thể hiện và khẳng định bản thân, được giáo viên yêu thương, tin tưởng và công nhận những nỗ lực hoặc thậm chí cả những sai sót, được thấy mình đóng vai trò quan trọng trong đội nhóm. Sự tự tin, lòng tự trọng là động lực mạnh mẽ giúp chúng ta luôn cố gắng, nỗ lực và phấn đấu để trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn.
hai-ly-do-khien-hoc-sinh-viet-dot-ngoai-ngu
Chị Lại Hà Giang chụp tại lễ tốt nghiệp của Đại học Công nghệ Nanyang Singapore (NTU).  
Nguyên nhân thứ hai, tôi đã không hiểu lý do vì sao tôi phải học tiếng Anh. Mục tiêu học tập của tôi khi học phổ thông rất đơn giản, theo đúng yêu cầu và nguyện vọng của cha mẹ “Học để ấm vào thân, Học để vào đại học”. Ngày ấy, tôi không hiểu vì sao học lại làm “ấm thân”, còn vào đại học thì chỉ cần cố học tốt 3 môn phân ban là đủ. Tôi học lớp chuyên Văn, ghét học ngoại ngữ, nên lựa chọn tốt nhất và duy nhất đó là học khối C gồm 3 môn Văn, Sử, Địa.
Đến khi vào đại học, tôi được phân vào lớp tiếng Nga cho môn ngoại ngữ, học trong 2 năm. Lúc này, tôi đã hiểu được tầm quan trọng của bằng cấp khi đi kiếm việc, tôi xác định phải đạt được bảng điểm thật đẹp cho tấm bằng đại học. Do vậy, tôi rất nghiêm túc khi bắt tay vào công cuộc chinh phục tiếng Nga.
Được học bài bản ngay từ đầu với tinh thần chủ động, tích cực và nỗ lực không ngừng, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các giảng viên tiếng Nga tại Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã có được nền tảng tiếng Nga vững chắc, từ ngữ pháp, cách phát âm, cách viết, cách đọc. Các thầy cô cũng gieo trong tôi tình yêu với nước Nga, yêu con người Nga, văn hóa Nga, những bài hát tiếng Nga.
Từ người mù tịt về tiếng Nga, tôi đã liên tiếp đạt được điểm số gần như tuyệt đối với môn ngoại ngữ này. Từ người khiếp học ngoại ngữ, từng coi mình là “dốt ngoại ngữ”, tôi đã có thể nhanh chóng chinh phục tiếng Nga. Lý do giúp tôi học giỏi tiếng Nga lúc ấy là để có bảng điểm đẹp, tấm bằng giỏi để dễ kiếm việc sau khi tốt nghiệp đại học.
Đến năm thứ 2 đại học, tôi được chị gái đang du học tại Đại học NTU, Singapore - trường đứng thứ 13 trên thế giới năm 2015/2016 theo bảng xếp hạng của Quacquarelli Symonds (QS), đưa sang quốc đảo này để tham quan, trải nghiệm. Được chị đưa lên các giảng đường và thư viện của Đại học NTU, được trải nghiệm cuộc sống của sinh viên NTU, được hoà nhịp trong cuộc sống văn minh, hiện đại tại đất nước Singapore, ước mơ đi du học tại NTU, Singapore đã trỗi dậy trong tôi vô cùng mạnh mẽ.
Lúc này, động lực học tiếng Anh của tôi là để thực hiện ước mơ du học. Tôi tự học tiếng Anh không mệt mỏi, mọi lúc, mọi nơi. Và trong 2 năm nỗ lực không ngừng, tôi đã hoàn thành 2 nhiệm vụ quan trọng: vừa hoàn thành chương trình Đại học tại Việt Nam, vừa học tiếng Anh để chuẩn bị sẵn sàng cho hồ sơ du học.
Qua trải nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy rằng, để chinh phục được bất cứ ngoại ngữ nào, dù là tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn…, chúng ta cần hiểu lý do vì sao cần học hoặc phải học ngoại ngữ đó. Nói cách khác, đó là chúng ta cần phải bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao?”.
Nếu chọn học tiếng Anh, bạn cần phải hỏi những câu hỏi quan trọng như: “Tại sao tôi phải học tiếng Anh?”, “Tại sao tiếng Anh lại quan trọng với cuộc sống của tôi?”, “Tiếng Anh sẽ giúp gì cho công việc trong tương lai của tôi?”… Trả lời được những câu hỏi này, tức là bạn đã hiểu được lý do vì sao phải học tiếng Anh và tìm được động lực để chinh phục ngôn ngữ này.
Tuy nhiên, để có được động lực mạnh mẽ giúp bạn ăn ngủ cùng tiếng Anh hay bất kỳ ngoại ngữ nào, bạn cần có một mục tiêu đủ lớn, một ước mơ đủ lớn, một khát vọng “đổi đời”. Khát vọng ấy sẽ tiếp cho bạn năng lượng và cảm hứng để sống hết mình, học tập hết sức để biến ước mơ ấy sớm trở thành hiện thực. Tôi mong bạn cũng sớm tìm được ước mơ đó trong bạn hoặc trong con của bạn.
Lại Hà Giang
Để bạn có thể học tiếng Anh nhanh và hiệu quả hơn thì việc nắm bắt và ghi nhớ một số nguyên tắc và kinh nghiệm rất quan trọng. Và dưới đây là 7 nguyên tắc của những người tự học tiếng anh thành công đã đúc rút lại.

 
Nguyên tắc thứ 1: Nghe trước
Nghe là nguyên tắc quan trọng nhất. Nghe, nghe, nghe. Bạn nên nghe tiếng anh 1 – 3 tiếng mỗi ngày. Hãy tiếp xúc với nó nhiều hơn trước khi bạn bắt đầu học nó. Bạn nên bắt đầu nghe những thứ từ đơn giản như những bộ phim hoạt hình, những bài hát cho thiếu nhi rồi sau đó đến các bài hát dành cho người lớn, hoặc các bộ phim trên HBO, Starmovie…Tránh nghe những bản tin BBC với đầy dãy những từ học thuật khó hiểu. Việc nghe quá khó sẽ khiến bạn chán nản và có thể bỏ cuộc ngay tức khắc. Đây là chìa khóa đến với thành công trong học tiếng anh. Hãy học bằng tai, đừng học bằng mắt trong bước đi đầu tiên.

Nguyên tắc thứ 2: Không nên học các từ riêng biệt
Học các từ riêng biệt chính là con dao giết chết nghị lực học tiếng Anh giao tiếp của bạn về lâu về dài. Nếu bạn học từng chữ riêng lẻ thì bạn sẽ phải vất vả ghép từng chữ với nhau khi nói. Ví dụ, thay vì bạn chỉ học từ ‘morning’ thì bạn nên học luôn cụm từ ‘in the morning’ để bạn không phải vất vả xác định giới từ và mạo từ khi nói.
 
Hãy ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng sau:
– Luôn luôn học đủ câu. Học đủ câu không những giúp bạn nhớ từ, nhớ ngữ pháp mà còn giúp bạn nhớ được ngữ cảnh sử dụng từ đó. Điều này sẽ vô cùng hữu ích vì sự thật là có rất nhiều người học tiếng Anh lâu năm nhưng vẫn sử dụng từ sai ngữ cảnh.
– Hãy sưu tập các nhóm từ. Học theo nhóm từ sẽ giúp bạn ghi nhớ và liên kết các từ nhanh chóng. Nó cũng giúp bạn tốt hơn trong việc học ngữ pháp. Khi học một từ, bạn sẽ học thêm từ đồng nghĩa, trái nghĩa và các từ loại khác liên quan, điều này sẽ hỗ trợ bạn trong kĩ năng viết rất nhiều. Hãy làm một cuốn vở sưu tập nhóm từ, cả câu. Cuốn sổ nhỏ bên bạn mỗi ngày sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ việc học của bạn mọi lúc mọi nơi: trên xe buýt, quán  cafe, trên lớp,…
– Khi bạn tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết vài câu sử dụng từ đó. Khi bạn ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt.
– Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Không bao giờ chỉ viết các từ riêng biệt, bao giờ cũng viết đủ nhóm từ và câu. Luôn luôn ôn lại các nhóm từ và câu.
 
Nguyên tắc thứ 3: Học sâu
Bí mật của việc nói một cách dễ dàng là học từ, nhóm từ và câu một cách chuyên sâu nhất. Để hiểu một định nghĩa, khái niệm là không đủ. Để nhớ cho các bài kiểm tra cũng là không đủ. Bạn phải đưa các từ ấy vào sâu trong trí não của bạn. Để nói tiếng Anh một cách dễ dàng, bạn phải ôn đi ôn lại các bài học rất nhiều lần.
 
Học chuyên sâu thế nào?

Rất dễ – chỉ cần nhắc lại ôn lại các bài học hay nghe thành nhiều lần. Ví dụ, nếu bạn có những cuốn sách nghe (Đĩa chuyện), hãy lắng nghe chương một 30 lần trước khi nghe Chương hai. Bạn có thể nghe chương Một 3 lần mỗi ngày, trong vòng 10 ngày. Hãy tìm hiểu cặn kẽ về một câu, một từ hay một cấu trúc ngữ pháp. Thay vì chỉ học thuộc lòng nó, hãy học nó với nhiều dạng khác nhau, sử dụng nhiều ví dụ liên quan với mình nhất để ghi nhớ nó một cách sâu sắc nhất.

Dĩ nhiên bạn cần biết về ngữ pháp nếu bạn muốn giao tiếp hoặc viết nâng cao. Tuy nhiên, khi bạn mới học tiếng Anh thì bạn không cần phải quá xem trọng ngữ pháp. Thay vào đó, bạn nên học theo mẫu câu. Ví dụ: “It is nice.” là một mẫu câu mà bạn có thể thay thế tính từ nice bởi bất kỳ tính từ nào khác.

Nguyên tắc thứ 4: Không học  thuộc lòng ngữ pháp
Hãy dừng ngay lại việc học ngữ pháp một cách thuộc lòng đi. Các nguyên tắc ngữ pháp dạy bạn phải luôn nghĩ về cấu trúc tiếng anh một các cứng nhắc. Tuy nhiên, điều bạn muốn là nói tiếng Anh một cách tự nhiên. Thay vì thuộc công thức bạn chỉ cần nắm những cấu trúc cơ bản và những mẫu câu.  Hãy lặp đi lặp lại thật nhiều một mẫu câu cho đến khi bạn có thể sử dụng thoải mái và tự nhiên.

Nguyên tắc thứ 5: Hãy sử dụng các câu chuyện ngắn
Chúng tôi gọi các câu chuyện này là “Các câu chuyện ngắn với thì khác nhau”. Đây là cách hiệu quả nhất để học và sử dụng ngữ pháp tiếng anh một cách tự động. Bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng anh thực thụ. Cách tốt nhất là nghe các câu chuyện được kể qua “thì” thời gian khác nhau: Quá khứ, hiện tại hoàn thành, hiện Tại, tương lai…   Bạn làm thế nào? Đơn giản! Tìm một câu chuyện hay một mẩu báo với thì hiện tại. Sau đó nhờ một giáo viên/gia sư Người bản ngữ viết lại với thì quá khứ, hiện tại hoàn thành, và tương lai. Sau đó, hãy nhờ họ đọc và ghi lại các câu chuyện đó cho bạn. Sau đó bạn có thể nghe các câu chuyện này với nhiều kiểu ngữ pháp. Bạn không cần phải biết các nguyên tắc ngữ pháp. Chỉ cần nghe các câu chuyện từ các quan điểm khác nhau và ngữ pháp của bạn sẽ tự động tốt lên. Bạn sẽ sử dụng ngữ pháp đúng một cách tự nhiên và tự động. Đấy là bí mật để học ngữ pháp tiếng anh.
 
Tôi muốn bạn suy nghĩ về điều này:
Tại sao nhiều người Việt học tiếng Anh lâu năm nhưng vẫn không thể giao tiếp với người nước ngoài? 
Vấn đề nằm ở  nơi bạn học và giáo trình mà bạn học. Sách giáo khoa tiếng anh và các đĩa CD đi kèm sẽ dạy bạn tiếng Anh theo một quy trình  dài, nó chỉ thực sự phù hợp với những đứa trẻ, cần học bài bản ngay từ khi còn nhỏ. Còn đối với học tiếng Anh giao tiếp, sách giáo khoa chỉ cản trở bạn tiến xa mà thôi. Vì sách  giáo khoa truyền đạt cho bạn một lối học tiếng Anh thụ động, bạn sẽ không cảm thấy thoải mái khi tiếp thu nó. Và tất nhiên, học thụ động không phải là phương pháp khả thi trong tiếng Anh giao tiếp.   Bạn học tiếng Anh của sách giáo khoa. Làm sao để hiểu người bản ngữ? Bạn phải học cái thứ tiếng anh hội thoại tự nhiên. Để học thứ tiếng anh thực thụ, bạn phải lắng nghe các cuộc hội thoại thực thụ bằng tiếng anh, không phải nghe các diễn viên đọc trong băng đĩa. Bạn phải lắng nghe người bản ngữ nói thứ tiếng anh   Bạn học tiếng Anh tự nhiên như thế nào? Rất dễ dàng. Hãy ngừng ngay lại việc sử dụng Sách giáo khoa. Thay vào đó, hãy lắng nghe các cuộc hội thoại bằng tiếng Anh, phim ảnh, các chương trình TV, sách chuyện, câu chuyện qua đĩa nghe, các chương trình radio bằng tiếng Anh. Sử dụng ngôn ngữ hội thoại thực thụ.

Nguyên tắc thứ 6: Chỉ sử dụng tiếng Anh hội thoại và tài liệu thực thụ
Bạn có thể học tiếng anh hội thoại tự nhiên nếu bạn muốn hiểu người bản ngữ và nói một cách dễ dàng. Việc sử dụng nguồn tài liệu chính thống là  yếu tố quan trọng nhất. Trên thị trường hiện này có hàng nghìn nguồn học tiếng và các trung tâm tiếng Anh mọc lên như nấm nhưng không có gì đảm bảo cho chất lượng. Hãy sử dụng hội thoại thật, báo, tạp chí thật, chương trình TV, phim, radio và các sách nghe. Hãy tìm các nguồn hội thoại tiếng anh thực thụ. Đọc và nghe hàng ngày.

Nguyên tắc thứ 7: Nghe và trả lời, không phải nghe và nhắc lại
Hãy sử dụng các bài học có câu chuyện nghe và trả lời. Trong các bài học có các câu chuyện ngắn, người kể kể một câu chuyện đơn giản. Người đó cũng sẽ hỏi các câu hỏi đơn giản. Mỗi khi bạn nghe tiếng anh các câu hỏi, bạn dừng lại và trả lời. Bạn sẽ học cách trả lời các câu hỏi một cách nhanh chóng. tiếng anh của bạn sẽ trở nên tự động. Bạn sử dụng các câu chuyện nghe và trả lời thế nào? Rất dễ! Hãy tìm một người giáo viên/gia sư bản ngữ. Yêu cầu họ sử dụng phương pháp này: Yêu cầu họ kể câu chuyện, và hỏi các câu hỏi về câu chuyện này. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ nhanh bằng tiếng anh!. Nếu bạn không có giáo viên/gia sư bản ngữ, hãy sử dụng bạn của bạn, bố mẹ bạn…
Để sử dụng thành thạo tiếng Anh, bạn cần thiết phải có một môi trường tiếng Anh để rèn luyện

 
Các yếu tố và nguyên tắc phía trên sẽ giúp bạn tìm ra cách tự học tiếng Anh hiệu quả nhất. Tuy nhiên để đạt tới mức có thể tự rèn luyện và tự trau dồi tiếng Anh bạn cần có những kiến thức nền tảng nhất định như về ngữ âm, phát âm, ngữ pháp,…vv như vậy việc tự học tiếng Anh mới thực sự có hiệu quả. Và để giao tiếp tốt và thành thạo bạn nên tìm cho mình môi trường sinh hoạt bằng tiếng Anh như các lớp học tiếng Anh ngắn hạn, lớp giao tiếp tiếng anh chuyên sâu, hoặc các CLB tiếng Anh tại các trung tâm, trường học. 
Bạn cũng có thể tham khảo các khoá học giao tiếp cho người mất gốc và giao tiếp chuyên sâu tại trung tâm tiếng anh Emas - Chuẩn giọng tiếng Anh SỐ 1 Việt Nam, hoặc bạn cũng có thể tham dự câu lạc bộ tiếng Anh chuyên đề: phương pháp học tiếng Anh qua phim ảnh, học tiếng Anh qua bài hát, Phương pháp học từ vựng hiệu quả...tại Emas.
Nguồn: Sưu tầm
  • Hơn 250 triệu người Trung Quốc học tiếng Anh.
  • Trong 80 quốc gia, tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng thứ hai hay được phổ biến trong việc học.
  • Ở Hồng Kông, 9 trên 10 học sinh trung học đều được học tiếng Anh.
  • Ở Pháp, để bắt đầu vào trung học các học sinh phải có ít nhất 4 năm hoc tiếng Anh hay tiếng Đức: hầu hết 85% học sinh là chọn học tiếng Anh.
  • Tại Nhật Bản, các học sinh trung học được đòi hỏi là phải có 6 năm học tiếng Anh trước khi tốt nghiệp.  
Tiếng Anh giao tiếp  giúp bạn rất nhiều trong công việc. Nếu bạn biết về tiếng Anh bạn có thể trau dồi và mở mang kiến thức bằng cách tham khảo các tài liệu chuyên ngành, lĩnh vực của mình bằng tiếng Anh, vì tất cả những thông tin, xu hướng mới nhất được cập nhật từng ngày, từng giờ bằng tiếng Anh. Trong khi các  tài liệu tiếng Việt thì thường bị lạc hậu và bị giảm bớt giá  trị của tài liệu gốc.  Ngày nay, đối với các công ty lớn của Nhật, Anh, Mỹ.. Hay cả các công ty Việt Nam khi bạn xin việc, thành thạo tiếng Anh như một tấm vé thông hành đưa bạn đến công việc tốt hơn với mức lương cao hơn hẳn so với những người không viết tiếng Anh.   Việc học tiếng anh đạt trình độ khá trở lên thì không phải đơn giản và ai cũng làm được. Nhưng không đơn giản không có nghĩa là không làm được, chỉ cần  bạn có đủ các yếu tố sau đây thì giấc mơ sử dụng tiếng Anh thành thạo sẽ không hề xa vời chút nào.
4 yếu tố giúp bạn tự học tiếng anh nhanh và giỏi
  1. Niềm tin:
Niềm tin là yếu tố quan trọng nhất giúp bạn thực hiện bất kì công việc gì trong bất kì lĩnh vực gì. Bạn sẽ chẳng thể thành công nếu luôn để sự nghi ngờ tồn tại trong tâm trí. Vì nó chính là rào cản lớn nhất khiến bạn không thể tự tin đưa ra và thực thi bất cứ dự định gì. Vì vậy, hãy loại bỏ những suy nghĩ như “ mình dốt”, “ mình không có năng khiếu”,… ra khỏi đầu và đặt niềm tin vào chính bản thân mình. Có rất nhiều những tấm gương sáng học tiếng anh từ con số 0 và họ vẫn thành công. Vì vậy, dù bạn đang ở trình độ nào thì chắc chắn bạn cũng sẽ làm được như họ.
  1. Kế hoạch:
Việc lập kế hoạch so với việc thực thi nó thì dễ hơn rất nhiều. Hãy thử nghĩ mà xem, việc lập kế hoạch trên giấy thì ai cũng làm được một cách xuất sắc. Nhưng hãy lưu ý bản kế hoạch của bạn cần đạt một số tiêu chí sau:
– Khả thi: Tức là bạn có thể thực hiện được nó. Đừng vẽ ra một bản kế hoạch long lanh nhưng lại quá viễn vông nhé.
– Cụ thể, chỉ tiết: Một bản kế hoạch qua loa sẽ khiến bạn cảm thấy mông lung khi không biết mình cần làm gì và cần điều gì. Hãy vạch ra kế hoạch từng ngày với từng phần nhé. Bạn sẽ thấy nó đơn giản hơn nhiều.
  1. Kiên trì thực hiện:
Nếu bạn đã hoàn thành được 2 bước đầu thì việc khó khăn cuối cùng chỉ là bạn hãy thực hiện và kiên trì với kế hoạch của mình. Bí quyết để thực hiện được việc khó khăn này là hãy luôn suy nghĩ tích cực và đặt niềm tin vào chính bản thân mình. Có một sự thật là: khi mới bắt đầu học tiếng Anh thì bất kỳ ai cũng đều gặp phải khó khăn khi thực hiện những công việc dù đã được lên lịch sẵn. Do đó, hãy kiên trì và giữ cho mình niềm tin để vượt qua những người đó, bạn sẽ trở thành người dẫn đầu.
Lớp học tiếng Anh dành cho người đi làm tại Emas
  1. Động lực và đam mê:
Chắc hẳn nếu bạn đã đọc đến đây thì có lẽ bạn đã thực sự mong muốn học tiếng anh. Để luôn giữ ngọn lửa đam mê trong mình hãy liệt kê hết những lý do bạn phải học tiếng anh như: Để kiếm được nhiều tiền, xin việc dễ hơn, học để có thể nói chuyện với người nước ngoài, học để vượt bạn gái, học để chứng tỏ bản thân…Hãy chọn ra một vài lý do mà bạn thực sự tâm đắc nhất để lấy đó làm kim chỉ nam cho những bước đi tiếp theo trên con đường chinh phục tiếng Anh.
Chúc bạn thành công!

Qua 2 năm sống, làm việc giảng dạy ở Việt Nam, thầy Jesse tiếp xúc với nhiều bạn từ mới bập bẹ vài 3 câu cơ bản, ngây ngô với các động tác chân tay tạm gọi "Body Language" hay đến các bạn có thể gọi là Advanced level nhưng dù ở cấp độ nào, các bạn vẫn còn mắc lỗi phát âm.


Thầy Jesse nói: “để đánh giá năng lực tiếng anh không phải ở chỗ bao nhiêu từ vựng hay câu bạn biết, ngữ điệu nhấn nhá như thế nào vì cái này có thể tích lũy theo thời gian, cái thầy quan tâm là phát âm của các bạn, nhiều hay ít lần hỏi lại câu "Sorry, what again?". Chắc các bạn có thể tưởng tượng được cái cảnh ông Tây nói tiếng Việt với bạn mà bạn không hiểu, vừa phải căng tai nghe, giản thần kinh để đoán ý, thử hỏi bạn đủ sự kiên nhẫn để tiếp tục cuộc nói chuyện trong bao lâu? Đoán nhé, nhiều nhất 5 phút, cái cảm giác hay hay (30s-1p đầu), mệt mệt (bắt đầu từ phút thứ 3) và muốn trốn. Chẳng khác gì nếu ngược lại.

“Hầu hết bạn Việt khá tốt ngữ pháp, thậm chí còn tốt hơn người bản ngữ” - thầy Jesse nhận xét, thầy đưa lý do: “đối với người bản ngữ, họ không học ngữ pháp một cách quá bài bản, thâm chí họ chỉ dùng từ 5-6 thì để giao tiếp chứ không dùng hết 12 thì như nguời Việt học ngày, học đêm.”

Về trẻ con, thầy Jesse nói: Các phụ huynh Việt mỗi khi đưa con tới lớp đều hối thúc kiểu như “Con, hỏi thầy đi, chào thầy đi, nói đi con, nói đi. Kìa sao xị cái mặt vậy, nói đi chứ?”. Các mẹ cứ riết vậy con nó thấy như bị ép, vô hình trung khiến bé thấy ghét, xem việc tới học như kiểu thõa mong ước bố mẹ. Cứ để bé hòa mình vào môi trường tiếng anh một cách tự nhiên, trước là để bé làm quen, bớt nhát khi gặp người nước ngoài, sau là để các bé tự nhiên bắt chước.

Chị Lan, mẹ bé Suka nhận xét như sau: “Các bé hay lắm, cứ thả nó chơi với người nước ngoài, tự nhiên nó bắt chước à. Em thấy con em nó vậy, nhiều khi lên sớm đón con thấy thầy có dạy cốc gì đâu, ngồi chơi chơi, nói nói, dắt cả đám ra vườn đuổi bướm bắt chim ấy thế mà tự nhiên nó phát âm tốt, phản xạ nhanh. Người lớn mình cứ ham nhìn kết quả, thích cái gì phải hiệu quả nhìn được, sờ được nhanh cơ vì vậy người lớn học tiếng cứ hơi bị khó ở chỗ dễ cảm thấy nản vì học lâu lắm ý, tới 3 tháng rồi mà vẫn chưa nói được ý. Thôi cứ thông thả như trẻ con đi, tiếng nó thấm dần dần.”

Đứng ở gốc độ là giáo viên, là người bản xứ, thầy Jesse khuyên: “muốn học giao tiếp có hiệu quả, muốn nghe tốt-nói hay các bạn phải trọng phát âm làm nền tảng, riêng vốn từ, câu, ngữ điệu đều có thể tích lũy được theo thời gian. Bên cạnh đó, học tiếng anh là cả một quá trình chịu khó cày bừa, tự học bài bản ngày qua ngày, sẽ không có kiểu hứa suông- nói lưu loát trong 3-5 tháng như một vài nơi quảng cáo. Không tự thân vận động, các bạn sẽ bị thụt lùi” thầy Jesse nhấn mạnh.

Theo http://www.webtretho.com